Phần 1: Khái niệm nhãn hiệu

1. Nhãn hiệu hàng hóa là gì?

Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu của một doanh nghiệp (hoặc tập thể các doanh nghiệp) dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác.

"Nhãn hiệu" là thuật ngữ dùng trong tài liệu này để chỉ chung nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ.

Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc từ ngữ kết hợp với hình ảnh, đợc thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Với chức năng của công cụ marketing - truyền đạt tới người tiêu dùng uy tín của sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu được hình thành bởi trí tuệ mà doanh nghiệp đầu tư cho sản phẩm, dịch vụ đó - nhãn hiệu được pháp luật coi là tài sản trí tuệ của doanh nghiệp.

2. Đăng ký nhãn hiệu là gì?

Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục hành chính do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành với ý nghĩa thừa nhận quyền sở hữu đối với nhãn hiệu.
Hình thức đăng ký nhãn hiệu là ghi nhận nhãn hiệu và Chủ sở hữu vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu hàng hóa và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hàng hóa cho Chủ sở hữu.
Nhãn hiệu được đăng ký trên cơ sở kết quả xem xét đơn của doanh nghiệp, căn cứ vào các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung đơn.

3. Ai có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu?

Mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh đều có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ của mình.
- Các chủ thể sản xuất có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm mà mình sản xuất.
- Các chủ thể kinh doanh dịch vụ có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu dịch vụ cho dịch vụ mà mình cung cấp.
- Các chủ thể kinh doanh hàng hóa có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho hàng hóa mà mình buôn bán, với điều kiện người sản xuất không sử dụng và không phản đối việc sử dụng nhãn hiệu đó.

Tổ chức tập thể của các chủ thể kinh doanh có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể cho hàng hóa, dịch vụ của các thành viên.

4. Doanh nghiệp cần cân nhắc những gì trước khi làm đơn đăng ký nhãn hiệu?

Nhãn hiệu sẽ bị từ chối đăng ký nếu không có khả năng thực hiện chức năng phân biệt của nhãn hiệu;
Nhãn hiệu sẽ bị từ chối đăng ký nếu đã thuộc quyền của ngời khác:
- Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của ngời khác đã đợc đăng ký hoặc nộp đơn đăng ký sớm hơn, hoặc được coi là nổi tiếng hoặc đợc thừa nhận rộng rãi;
- Trùng hoặc tương tự tên thơng mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả của ngời khác;
- Trùng với tên riêng, biểu tượng, hình ảnh của quốc gia, địa phơng, danh nhân, tổ chức của Việt Nam và nước ngoài (trừ trường hợp đợc phép của cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền).

Nhãn hiệu sẽ bị từ chối đăng ký nếu không phù hợp với trật tự và đạo đức xã hội.

5. Nhãn hiệu cần đợc thiết kế nh thế nào?

Nhãn hiệu cần phải có cấu tạo độc đáo, dễ nhận biết để có khả năng thựchiện chức năng phân biệt. Những dấu hiệu sau đây không có khả năng phân biệt của một nhãn hiệu:
- các hình hình học đơn giản, các chữ số, chữ cái, tập hợp chữ cái không có khả năng phát âm nh từ ngữ (trừ trường hợp đã đợc doanh nghiệp sử dụng rộng rãi và đợc ngời tiêu dùng thừa nhận);
- biểu tợng, hình vẽ, tên gọi thông thờng của hàng hóa, dịch vụ;
- dấu hiệu mang tính chất mô tả hoặc làm hiểu sai lệch về hàng hóa, dịch vụ (thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lợng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị, xuất xứ);
- dấu hiệu trùng hoặc tương tự với dấu chất lượng, kiểm tra, bảo hành.

Nhãn hiệu không được phép chứa những dấu hiệu không phù hợp với trật tự công cộng hoặc đi ngược với đạo đức xã hội.

6. Liệu nhãn hiệu mà doanh nghiệp cần đăng ký đã có ai đăng ký cha?

Mỗi một nhãn hiệu dùng cho một hoặc một số sản phẩm, dịch vụ nhất định chỉ thuộc về một chủ thể duy nhất - là ngời nộp đơn đăng ký đầu tiên. Vì vậy, để tránh đầu t công sức và chi phí vô ích, trớc khi nộp đơn đăng ký, doanh nghiệp cần biết chắc chắn nhãn hiệu mà mình muốn đăng ký cha thuộc về ngời khác hoặc cha có ngời nào khác nộp đơn đăng ký.
- Công báo sở hữu công nghiệp do Cục Sở hữu công nghiệp phát hành hàng tháng;
- Đăng bạ quốc gia và đăng bạ quốc tế về nhãn hiệu hàng hóa (lu giữ tại Cục Sở hữu công nghiệp);
- Cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu đã đăng ký trực tiếp tại Việt Nam, do Cục Sở hữu công nghiệp công bố trên mạng Internet (http://ipdl.noip.gov.vn);
- Cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu đã đăng ký vào Việt Nam theo thỏa ớc Mađri, do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố trên mạng Internet (http://ipdl.wipo.int).

Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng dịch vụ tra cứu thông tin của Cục Sở hữu công nghiệp, với điều kiện phải nộp phí doanh nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính.

  • Thứ Sáu, 17:38 22/06/2012

Tags: