Nam sinh sáng chế máy chống ngủ gật cho các tài xế

Với mong muốn hạn chế tình trạng tai nạn giao thông do tài xế ngủ gật, Nguyễn Ngọc Đức (Quảng Xương, Thanh Hóa) đã sáng chế thiết bị cảnh báo mang nhiều giá trị thực tiễn.

Chứng kiến nhiều vụ tai nạn giao thông và một trong những nguyên nhân là tài xế ngủ gật, Nguyễn Ngọc Đức, học sinh lớp 12C1 Trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên (Quảng Xương, Thanh Hóa) nảy sinh ý tưởng sáng chế thiết bị "Cảnh báo, đánh thức và cắt cơn ngủ gật".

Chủ nhân sáng chế Nguyễn Ngọc Đức bên công trình sáng tạo đầu tay của bản thân.
Chủ nhân sáng chế Nguyễn Ngọc Đức bên công trình sáng tạo đầu tay của bản thân.
(Ảnh: Lê Hoàng).

Sinh ra trong gia đình nông thôn, bố làm thợ xây, mẹ ở nhà cắt tóc, Đức học tập không xuất sắc, nhưng đặc biệt thích tin học. Đầu năm lớp 10, em nảy sinh ý tưởng sáng chế máy chống ngủ gật. Khi chia sẻ với thầy giáo tin học Lê Ích Tâm, em nhận được sự ủng hộ và hướng dẫn tận tình. Cuối năm lớp 10, hai thầy trò bắt tay vào việc và sau khoảng 6 tháng thì sản phẩm hoàn thành.

Chủ nhân sáng tạo cho hay, em thiết kế thiết bị chống ngủ gật theo mô hình của chiếc máy tính thu nhỏ. Thiết bị gồm phần cứng và phần mềm. Phần cứng gồm một máy tính mini, một bộ xử lý cho màn hình. Phần mềm được lập trình theo ngôn ngữ Csharp có sử dụng mã nguồn mở và một số thư viện histogram về nhận dạng ánh mắt và khuôn mặt.

Khó khăn lớn nhất của Đức là thiết lập phần mềm, bởi chương trình học phổ thông em chưa từng được học ngôn ngữ lập trình Csharp mà chỉ học các thuật toán Pascal. "Em phải lên mạng tìm tòi từ các thư viện mở và tài liệu từ nước ngoài được dịch sang tiếng Việt, may mắn đã thành công", Đức chia sẻ.

Nam sinh tâm sự, nhiều lúc khó khăn định bỏ cuộc giữa chừng nhưng được gia đình, thầy cô động viên nên cố gắng vượt qua.

Đức cho hay, màn hình của sản phẩm còn khá cồng kềnh dù đã được cải tiến nên cậu đang nghiên cứu thu nhỏ lại.
Đức cho hay, màn hình của sản phẩm còn khá cồng kềnh dù đã được cải tiến nên cậu đang nghiên cứu thu nhỏ lại. (Ảnh: Lê Hoàng).

Nguyên lý hoạt động của thiết bị cảnh báo, đánh thức, cắt cơn ngủ gật do Đức sáng chế khá đơn giản. Khi camera thu hình tài xế, bộ xử lý sau khi tiếp nhận hình ảnh sẽ nhận diện các bộ phận trên khuôn mặt như mắt, mũi, tai... Qua biểu đồ ánh sáng, thiết bị sẽ phân tích ánh mắt và cho kết quả lái xe đang thức hay ngủ gật.

Nếu tài xế có dấu hiệu ngủ gật, bộ xử lý sẽ lập tức đưa ra các bước xử lý cảnh báo. Ban đầu, thiết bị sẽ cảnh báo bằng giọng nói cài sẵn: "Bạn đang trong trạng thái không tập trung, đề nghị tập trung lại". Đức lý giải, cảnh báo bằng giọng nói không gây đột ngột, không khiến tài xế giật mình và gây nguy hiểm. Sau khi cảnh báo bằng giọng nói, máy có thể tiếp tục báo động bằng còi hú đưa lái xe trở về trạng thái tỉnh táo hoàn toàn.

Cậu học sinh dáng nhỏ bé, đôi mắt sáng cho hay: Do gia đình khó khăn lại sợ ảnh hưởng đến chuyện học văn hóa nên ban đầu bố mẹ không ủng hộ nhưng thấy em quyết tâm nên cũng xuôi theo. Để cho ra sản phẩm hoàn thiện, Đức mất khoảng 5 triệu đồng mua nguyên vật liệu. "Nhiều vật liệu hiếm, không thể tìm tại chỗ em phải nhờ thầy hướng dẫn ra Hà Nội tìm kiếm", Đức kể.

Với ý tưởng táo bạo và mang nhiều giá trị thực tiễn, vượt qua 700 đề tài đến từ các trường THPT trên địa bàn Thanh Hóa, sản phẩm cảnh báo, đánh thức và cắt cơn ngủ gật của Đức giành giải Nhất cuộc thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm học 2014-2015. Tại cuộc thi cấp quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tháng 3/2016 tại Hải Phòng, sản phẩm này tiếp tục đạt giải Nhì (cuộc thi không có giải nhất).

Chưa học qua ngôn ngữ lập trình Csharp nhưng nam sinh vẫn có thể hoàn thiện sản phẩm khiến nhiều giáo viên bất ngờ.
Chưa học qua ngôn ngữ lập trình Csharp nhưng nam sinh vẫn có thể hoàn thiện sản phẩm khiến nhiều giáo viên bất ngờ. (Ảnh: Lê Hoàng).

Với thành tích này, Đức sẽ được tuyển vào một số trường đại học chuyên ngành công nghệ thông tin sau khi hoàn thành chương trình phổ thông. Với mong muốn trở thành kỹ sư phần mềm, em đang tìm hiểu một số nguồn học bổng để theo đuổi ước mơ du học.

Đức dự định cải tiến sản phẩm cho gọn nhẹ và nâng cao độ chính xác của thiết bị. "Sản phẩm của em còn một số nhược điểm cần nâng cấp như màn hình còn cồng kềnh, thiết bị webcam cần sử dụng loại hồng ngoại để có thể bắt nét tốt hơn vào ban đêm...", Đức nói và cho biết hiện đã nâng cấp giao diện xử lý ngôn ngữ bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt để sản phẩm phù hợp cho cả người nước ngoài.

Theo VnExpress

  • Thứ Sáu, 08:22 23/12/2016

Tags:

Tin tiêu điểm

ĐT2-HaUI đạt giải Nhất cuộc thi robocon cấp Trường năm 2023

ĐT2-HaUI đạt giải Nhất cuộc thi robocon cấp Trường năm 2023

Thứ Tư, 15:54 05/04/2023
Hội thảo Quốc gia lần thứ 25 “Một số vấn đề chọn lọc của Công nghệ thông tin và Truyền thông” (VNICT 2022)

Hội thảo Quốc gia lần thứ 25 “Một số vấn đề chọn lọc của Công nghệ thông tin và Truyền thông” (VNICT 2022)

Thứ Năm, 18:30 08/12/2022
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tổ chức Hội nghị Khoa học HaUI lần thứ V

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tổ chức Hội nghị Khoa học HaUI lần thứ V

Thứ Bảy, 14:16 30/10/2021
Hội đồng Giáo sư cơ sở Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tổ chức xét đạt tiêu chuẩn chức danh Phó giáo sư năm 2020

Hội đồng Giáo sư cơ sở Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tổ chức xét đạt tiêu chuẩn chức danh Phó giáo sư năm 2020

Thứ Năm, 10:43 30/07/2020
Hội nghị Tổng kết và Trao giải Sinh viên nghiên cứu khoa học - Lần thứ XI

Hội nghị Tổng kết và Trao giải Sinh viên nghiên cứu khoa học - Lần thứ XI

Thứ Năm, 17:10 23/07/2020

Các bài đã đăng

Hội thảo Khoa học quốc tế về Công nghệ bền vững và nổi bật cho sản xuất thông minh (SETSM 2024)

Hội thảo Khoa học quốc tế về Công nghệ bền vững và nổi bật cho sản xuất thông minh (SETSM 2024)

Thứ Sáu, 17:10 26/04/2024
DCN-ĐT 02 Đại học Công nghiệp Hà Nội vô địch Cuộc thi Sáng tạo Robot Việt Nam năm 2023

DCN-ĐT 02 Đại học Công nghiệp Hà Nội vô địch Cuộc thi Sáng tạo Robot Việt Nam năm 2023

Chủ Nhật, 00:00 28/05/2023
DCN-DREAM Đại học Công nghiệp Hà Nội giành vé vào vòng 1/8 ngay trong ngày khai mạc Robocon toàn quốc năm 2023

DCN-DREAM Đại học Công nghiệp Hà Nội giành vé vào vòng 1/8 ngay trong ngày khai mạc Robocon toàn quốc năm 2023

Thứ Tư, 11:48 24/05/2023
Hội thảo khoa học và công nghệ Quốc gia “Hóa học và Kỹ thuật hóa học vì sự phát triển bền vững”

Hội thảo khoa học và công nghệ Quốc gia “Hóa học và Kỹ thuật hóa học vì sự phát triển bền vững”

Thứ Năm, 18:07 27/04/2023
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội có 4 đội vào vòng chung kết Cuộc thi sáng tạo Robot Việt Nam năm 2023

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội có 4 đội vào vòng chung kết Cuộc thi sáng tạo Robot Việt Nam năm 2023

Thứ Hai, 16:24 24/04/2023
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tham gia Hội chợ Entech 2016

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tham gia Hội chợ Entech 2016

Thứ Hai, 14:38 23/05/2016
Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2015

Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2015

Thứ Tư, 08:29 27/04/2016
Hội thảo khoa học Quốc gia: Phương pháp dạy học hiệu quả đối với ngành Quản trị kinh doanh và Tài chính - Ngân hàng

Hội thảo khoa học Quốc gia: Phương pháp dạy học hiệu quả đối với ngành Quản trị kinh doanh và Tài chính - Ngân hàng

Thứ Bảy, 08:36 23/04/2016
Hội nghị Khoa học và Công nghệ toàn quốc về Cơ khí lần thứ IV

Hội nghị Khoa học và Công nghệ toàn quốc về Cơ khí lần thứ IV

Thứ Bảy, 15:29 07/11/2015
TS. Trịnh Trọng Chưởng nhận giải Nhì - Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ V (2014-2015)

TS. Trịnh Trọng Chưởng nhận giải Nhì - Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ V (2014-2015)

Thứ Sáu, 14:17 30/10/2015

Video giới thiệu