Nghiệm thu đề tài NCKH cấp trường “Tác động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam”
Ngày 20/3/2025 Hội đồng nghiệm thu cấp trường, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã tiến hành nghiệm thu đề tài NCKH của TS. Cao Thị Huyền Trang- Trung tâm Đào tạo sau Đại học. TS. Nguyễn Văn Thiện - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội chủ trì buổi nghiệm thu.
TS. Nguyễn Văn Thiện - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội- Chủ tịch Hội đồng phát biểu tại buổi nghiệm thu đề tài.
Đề tài có tên “Tác động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam”. Hiện nay hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) là chiến lược quan trọng trong quá trình mở rộng và tái cấu trúc doanh nghiệp trên toàn cầu. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm làm rõ các yếu tố thúc đẩy M&A cũng như tác động của nó đến hiệu quả tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã được đánh giá tác động của các vụ sáp nhập và mua lại hiệu quả tài chính của doanh nghiệp Việt Nam trước và sau khi thực hiện mua bán, sáp nhập. Nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài để phân tích mức độ ảnh hưởng của các thương vụ sáp nhập và mua lại đối với lợi nhuận trên tài sản, nhằm xác định xem liệu các hoạt động này có giúp tối ưu hóa việc sử dụng tài sản của công ty hay không, từ đó xem xét các biến đổi của lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu sau khi công ty thực hiện sáp nhập và mua lại để hiểu rõ hơn về hiệu quả tài chính từ góc độ cổ đông; kiểm tra xem lợi nhuận trên mỗi cổ phần thay đổi như thế nào sau các thương vụ sáp nhập và mua lại từ đó cung cấp cái nhìn chi tiết về lợi ích mà cổ đông có thể nhận được.
TS. Cao Thị Huyền Trang thay mặt nhóm nghiên cứu báo cáo kết quả thực hiện đề tài
Nhóm nghiên cứu đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận các vấn đề liên quan đến mua bán và sáp nhập đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp; Phân tích được thực trạng hoạt động mua bán và sáp nhập tại Việt nam trong giai đoạn nghiên cứu; Đánh giá tác động của hoạt động mua bán, sáp nhập tới hiệu quả tài chính của doanh nghiệp Việt Nam thông qua 4 chỉ tiêu ROA, ROE, EPS và NPM.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra sau mua bán sáp nhập, EPS của các doanh nghiệp được nghiên cứu tăng. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu này mới chỉ ra được trong thời gian nghiên cứu (4 năm sau mua bán sáp nhập) chứ chưa chỉ ra được xu hướng biến động trong thời gian tới. Vì thế nhóm nghiên cứu đã ứng dụng một số kỹ thuật học máy để dự báo chỉ số EPS của các doanh nghiệp được coi là kết quả nghiên cứu mới có ý nghĩa thực tiễn và khoa học.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực nghiệm, nhóm nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị liên quan đến hoạt động mua bán sáp nhập nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả có ý nghĩa thiết thực và đóng góp rất lớn cho thực tiễn hoạt dộng M&A tại Việt Nam và hoạt động đào tạo ngành kế toán, kiểm toán và phân tích dữ liệu kinh doanh của trường Kinh tế- Đại học Công nghiệp Hà Nội.
Đề tài được nghiệm thu loại Khá.
Thứ Ba, 15:57 25/03/2025
Copyright © 2018 Đại học Công nghiệp Hà Nội