Nghiệm thu đề tài “Phát triển giải pháp xử lý mảng anten tối ưu dựa trên các thuật toán có nguồn gốc từ thiên nhiên cho RADAR và mạng thông tin vô tuyến”
Đề tài đã được Hội đồng nghiệm thu, đánh giá xếp loại Khá vào chiều 17/8 do PGS. TS. Phạm Văn Bổng làm chủ tịch Hội đồng.
Đề tài Phát triển giải pháp xử lý mảng anten tối ưu dựa trên các thuật toán có nguồn gốc từ thiên nhiên cho radar và mạng thông tin vô tuyến do TS. Tống Văn Luyên- chủ nhiệm đề tài thực hiện từ 1/6/2022.
Thông tin vô tuyến và RADAR (Radio Detection and Ranging) được ứng dụng rộng rãi trong dân sự và quân sự. Việc tối ưu hóa mảng ăng ten giúp nâng cao hiệu suất tăng cường khả năng phát hiện và giảm nhiễu cho các hệ thống thông tin vô tuyến, RADAR. Trong số các giải pháp xử lý mảng ăng ten tối ưu, phương pháp áp dụng các thuật toán có nguồn gốc từ thiên nhiên đang là phương pháp được quan tâm và đã mang lại những kết quả đột phá.
Đại diện nhóm nghiên cứu trình bày tóm tắt đề tài NCKH trước Hội đồng
Đề tài đã khái quát mảng quét điện tử và thuật toán tối ưu Metaheuristics cho hệ thống thông tin vô tuyến và hệ thống RADAR. Từ đó, đề xuất giải pháp chống nhiễu kết hợp xử lý mảng tối ưu sử dụng bộ định dạng búp sóng thích nghi. Giải pháp có khả năng chống nhiễu khi không biết trước hướng trong khi bảo toàn năng lượng phát xạ về hướng người dùng mong muốn. Giải pháp BBA (Binary Bat Algorithm- Thuật toán đàn rơi nhị phân) đã được chứng minh là vượt trội so với giải pháp dựa trên BPSO (Binary Particle Swarm Optimization- Tối ưu bầy đàn nhị phân) về tốc độ tính toán và khả năng tối ưu giản đồi bức xạ cho ứng dụng chống nhiễu. Đây là đặc điểm quan trọng để giải pháp đề xuất là nhân tố nâng cao hiệu suất cho các hệ thống thông tin vô tuyến và hệ thống RADAR.
PGS.TS Phạm Văn Bổng, Phó Hiệu trưởng, chủ tịch Hội đồng nghiệm thu phát biểu, nhận xét
Hội đồng nghiệm thu đã đánh giá: Với mục tiêu xây dựng các giải pháp xử lý mảng anten tối ưu dựa trên các thuật toán lấy cảm hứng từ thiên nhiên và đề xuất các giải pháp chống nhiễu kết hợp xử lý mảng ăng ten tối ưu cho hệ thống thông tin vô tuyến và hệ thống RADAR, đề tài đã góp phần thực hiện việc ứng dụng khoa học và công nghệ vào thực tiễn cuộc sống. Bên cạnh đó trong quá trình thực hiện đề tài, đã góp phần nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học của giảng viên, sinh viên nhà trường, góp phần định hướng chuyên sâu và xây dựng học liệu phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Thứ Tư, 10:56 23/08/2023
Copyright © 2018 Đại học Công nghiệp Hà Nội